Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bằng biogas

Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi bằng biogas

Bước 1: xử lý khí

Hồ chứa sau Biogas là nơi tập trung nước thải thành một nguồn duy nhất và đồng thời để chứa cho hệ thống hoạt động liên tục.Trong công trình này áp dụng kết hợp giữa chức năng điều hòa và kị khí. Tại đây quá trình xử lý kị khí diễn ra mạnh mẽ và xử lý được khoảng 50% đến 60% nồng độ chất ô nhiễm từ sau bể Biogas.
xu lý chat thai bang ham biogas

Bước 2: xử lý hóa lý

Bể Keo tụ - Tạo bông: Từ hồ trải bạt, nước thải được bơm luân phiên bơm tới bể keo tụ - tạo bông. Quá trình phản ứng xảy ra nhanh để nhờ motơ khuấy trộn bố trí trong bể để thực hiện quá trình xáo trộn.Trong nguồn nước một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân tán, kích thước của hạt thường dao động trong khoảng 0,1 - 10 micromet.
Bể lắng bùn hóa lý: Nước thải từ bể keo tụ - tạo bông được dẫn vào ống phân phối nhằm phân phối đều nước thải trên toàn bộ bề mặt diện tích ngang ở gần đáy bể. Ống phân phối được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống và đi lên với vận tốc rất chậm, tạo môi trường tĩnh, khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng.
Tiếp theo nước thải tự chảy sang bể chỉnh pH.
ham biogas

Bước 3: cụm xử lý stripping

Do tính chất nước thải chăn nuôi có chứa nhiều hợp chất gây hại, hàm lượng N và P rất cao so với những loại nước thải công nghiệp khác do đó phải có biện pháp xử lý nước thải phù hợp để xử lý N, P để giảm tải lượng ô nhiễm cho những công trình phía sau, tăng cao hiệu suất xử lý của toàn hệ thống. Vì vậy, phương pháp Tripping được áp dụng để giải quyết vấn đề trên.
Hiệu quả xử lý của tháp tripping đạt 85% - 95% ở pH từ 10 -11.5.

Bước 4: xử lý sinh học

Tại bể anoxic dưới tác dụng của vi sinh vật trong điều kiện thiếu khí sẽ xảy ra các quá trình nitrat hóa và khử nitrat hóa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này là khí nitơ, một loại khí trơ không ảnh hưởng đến môi trường.
Bể anoxic hoạt động hiệu quả khi hỗn hợp nước – bùn trong bể hiếu khí được bơm tuần hoàn và liên tục về bể anoxic. Đồng thời bể anoxic sẽ được lắp đặt  máy khuấy trộn liên tục nhằm mục đích xáo trộn hỗn hợp bùn và nước có trong bể để tránh quá trình lắng bùn và tạo môi trường tiếp xúc hoàn toàn giữa bùn và nước thô mới vào bể.
Tiếp theo nước thải tự chảy sang bể sinh học hiếu khí.
xay ham biogas composite

Bước 5: xử lý hoàn thiện

Bể khử trùng: Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 – 106 vi khuẩn trong 100ml, hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng cũng không loại trừ một số loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh.

Latest
Previous
Next Post »
0 Komentar